Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em dưới 1 tuổi bạn cần biết

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp nhất sẽ được tôi tổng hợp trong bài viết này để bạn có thể nhận biết và điều trị sớm cho trẻ.

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Có rất nhiều lí do mà căn bệnh này được liệt vào một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với trẻ em. Những lí do ở đây có thể là:

  • Bệnh này xảy ra “cực kỳ phổ biến” tại Việt nam, bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa của đất nước ta. Rất thích hợp cho lũ muỗi phát triển. Đi đâu cũng có muỗi, nhất là các con muỗi vằn truyền bệnh.
  • Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu ớt. Một khi đã bị bệnh thì tỉ lệ nguy cơ sẽ cao hơn người trưởng thành.
  • Ngoài ra, vì trẻ em là đối tượng rất hiệu động, ham chơi nên sẽ thích chơi ở những chỗ tối – là nơi có rất nhiều muỗi. Và muỗi cũng rất thích mùi mồ hôi chảy ra khi trẻ hoạt động, vui chơi.
  • Căn bệnh phát triển rất mau nếu bậc phụ huynh không sớm phát hiện ra cho bé và điều trị kịp thời.
  • Căn bệnh này có thể gây chết người. Có rất nhiều trường hợp tử vong do sốt xuất huyết được ghi nhận tại Việt Nam trong những năm gần đây.
  • Căn bênh này có thể gây giảm sức đề kháng. Khiến cơ thể bé trở thành mục tiêu cho nhiều vi khuẩn khác tấn công.

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em các trường hợp thường gặp nhất

trieu chung cua benh sot xuat huyet
Những đốm xuất huyết là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất

Vào những ngày đầu của bệnh: trẻ có thể sốt cao đột ngột từ 38 – 39 độ. Trẻ có thể bứt rứt, khó chịu, nôn mửa, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đau các cơ, các khớp. Biểu hiện để nhận biết dễ nhất chính là xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da.

Ở các trưởng hợp nặng, bé có thể nôn ra máu, đi cầu ra máu. Điều này làm cho số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu trong người trẻ bị suy giảm. Ngoài ra trẻ còn có thể bị tràn dịch màng phổi , trào ngược, phù nề mi mắt. Khi bệnh đã bị nặng, trẻ em luôn cảm thấy cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, cơ thể mất hết sức lực, lạnh người. Trẻ còn có thể bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, lợi. Đi tè ra máu.

Khi trẻ bị giảm huyết áp, giảm nhiệt độ và tri giác thì là lúc nguy hiểm nhất. Có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất là tử vong. Vì thế nếu trẻ xuất hiện biến chứng trên thì cần chăm sóc thật chu đáo và cẩn thận. Đưa đến bệnh viện kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả chưa trị do khám bệnh trễ. Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em còn thể hiện ở chỗ gây rối loạn đông máu.

Những điều cần làm khi bắt gặp các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em

Khi đã nhận biết được trẻ đang có các biểu thiện sốt xuất huyết, bạn cần làm ngay những việc dưới đây để tránh bệnh năng hơn gây ra những hậu quả đáng tiếc.

1. Cho trẻ uống thật nhiều nước lọc

sốt xuất huyết ăn gì
uống nhiều nước

Khi bị bệnh sốt xuất huyết , trẻ em sẽ rất dễ bị tiêu chảy, nôn mửa. Vì thế cơ thể của bé cần bổ sung nước liên tục để bù lại cho lượng nước thoát ra. Trẻ dưới 1 tuổi nên cho uống 500ml, 5 tuổi nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

Và trẻ trên 5 tuổi thì nên uống nhiều hơn nữa, có thể là từ 2 đến 2,5 lít nước.

Ngoài nước lọc ra, còn có thể cho trẻ uống thêm nước dừa, nước cam, nước chanh … Tuy nhiên bạn cần lưu ý một về một vài món ăn khi bị bệnh sốt xuất huyết giúp tăng hiệu quả điều trị. Những nước uống ở đây tôi đã tổng hợp và đưa ra gợi ý tốt nhất giúp bé mau chóng bình phục.

2. Hạ sốt cho trẻ khi có biểu hiện sớm của sốt xuất huyết

Căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc hạ sốt hoặc là thuốc bổ. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng loại ảnh hưởng xấu đến dạ dày hay làm tăng nguy cơ xuất huyết. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tự do khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn có thể hạ nhiệt độ cho trẻ em bằng cách lau người bé bằng nước ấm. Lau kỹ những nơi nhiều vi khuẩn như nách, háng và lau thật nhanh để tránh cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh lâu.

Không hạ nhiệt cho trẻ bằng cách cho tắm. Đã có nhiều trường hợp trẻ em tử vọng do phụ huynh tắm nước mát cho bé khi em bé đang sốt cao.

3. Sử dụng các biện pháp phòng ngừa muỗi, tránh lây lan khi có các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em

các cách phòng chống sốt xuất huyết
các cách phòng chống sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết chính là do loài muỗi vằn Aedes. Đây là loài muỗi đặc biệt hơi khác với các loài muỗi thông thường.

Bởi vì chúng hoạt động vào ban ngày.

Khi phát hiện trong nhà có các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em. Bạn cần thực hiện ngay các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết mà tôi đã từng tổng hợp – rất hiệu quả. Bởi vì môi trường bạn đang sống có trẻ bị mắc sốt xuất huyết. Tức là bất cứ người nào cũng có khả năng mắc bệnh. Bạn phải thực hiện ngay các biện pháp phòng chống muỗi tại nhà.

Các biện pháp đơn giản có thể kể đến như là : mặc áo tay dài, vệ sinh ao, hồ nước đọng. Diệt lăng quăng bằng cách dùng thuốc hoặc thả cả. Lắp cửa lưới chống muỗi hoặc sử dụng màn khi đi ngủ.

Hoặc bạn có thể dùng các vật phẩm có tác dụng diệt muỗi, đuổi muỗi : Ví dụ như bạn có thể sử dụng đèn bắt muỗi, vợt bắt muỗi. Hoặc các loại xịt chống muỗi không hóa chất, các loại thuốc bôi ngăn ngừa muỗi. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy xông tinh dầu, các loại tinh dầu đuổi muỗi.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây đuổi muỗi hoặc sử dụng các dịch vụ diệt côn trùng. 2 biện pháp này có thể sẽ không tốt cho nhà có trẻ em vì có hóa chất diệt côn trùng trong đó.

Tóm lại

Cách để bạn nhận biết các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em đơn giản nhất đó là :

  • Các nốt xuất huyết dưới da
  • Trẻ cực kỳ mệt mỏi, mất sức, không muốn ăn gì cả
  • Sốt
  • Đi ngoài nhiều
  • Và các dấu hiệu khác tôi đã nêu trong bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *