“Tại sao kiến rơi từ trên cao xuống không chết?” Bạn muốn biết ư? Thực ra lí do rất đơn giản. Chỉ cần đọc bài ngay bạn sẽ hiểu rõ.
Đây là câu hỏi khá ngớ ngẩn mà tôi nhận được từ một số bạn gần đây. Tuy nhiên, vì là một chuyên gia về côn trùng nên tôi sẽ cố gắng giải thích mọi câu hỏi bạn nào thắc mắc. Câu trả lời cho bạn trong bài này chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi. Bởi vì không có thực nghiệm khoa học nào chứng minh cho câu hỏi trên. Vì thế mọi lí thuyết tôi nói dưới đây chỉ mang tính tham khảo.
Lý do có câu hỏi tại sao kiến rơi từ trên cao xuống không chết
Chắc hẳn bạn đã từng rất “cay cú” về 1 chuyện. Bạn bị ngã, đập đầu xuống đất, hoặc bất kỳ bộ phận nào. Tay, chân, lưng, bụng …? Bạn đều cảm thấy đau, tức, khá khó chịu. Mặc dù vị trí ngã không được cao cho lắm. Bạn mặc định cho rằng ngã từ trên cao xuống là thứ đau đớn nhất trên đời. Cho đến một ngày, bạn tóm được một chú kiến đỏ đang cố gắng cắn vào rốn bạn thật đau. Aghhhh, bạn quyết định phải cho nó nếm hình phạt đau đớn nhất: thả kiến rơi từ trên cao xuống, nhẹ nhàng, dứt khoát, không có nệm đỡ.
Và một điều mà ai cũng biết đã xảy ra: sau khi đập đầu xuống đất, chú kiến nhẹ nhàng đứng dậy và chạy đi mất như 1 cơn gió. Hẳn bạn đã rất thất vọng khi chứng kiến một con kiến rơi từ trên cao xuống sau đó biến mất trước mắt mình.
TRỜI ƠI! bạn phải hiểu rằng đó chỉ là hình phạt đối với bạn thôi, còn đối với lũ kiến, rơi từ trên cao xuống là chuyện như cơm bữa của chúng. Bạn thắc mắc tại sao lại như vậy? ĐÓ CHÍNH LÀ LÝ DO BẠN TÌM ĐẾN BÀI VIẾT NÀY. Hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân nhé.
Tìm hiểu thực hư vấn đề kiến rơi từ trên cao xuống không chết
Khi một con kiến rơi từ trên cao xuống, chắc chắn sẽ xảy ra 1 trong 3 trường hợp:
- Con kiến bị tan nát khi tiếp xúc với mặt đất.
- Không xác định được trạng thái của con kiến (do bị gió thổi bay mất trong lúc rơi tự do)
- Con kiến không bị gì cả
Bây giờ chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này để xem trường hợp nào là đúng nhé.
Trường hợp thứ nhất: con kiến bị tan nát sau khi rơi xuống đất
Đây là trường hợp có thể xảy ra:
- Bạn buộc con kiến vào 1 vật nặng và thả nó từ tầng 33 xuống đất. Làm cách này thì tôi nghĩ có thể nó sẽ bị tan nát khi tiếp xúc mặt đất. Tuy nhiên tôi vẫn chưa thử vào thực tế. Bạn hãy thử xem đúng không nhé.
- Bạn đặt một vật to lớn ở trên con kiến và thả nó rơi cùng với con kiến. Ví dụ như viên gạch chẳng hạn. Bạn đặt con kiến phía dưới bề mặt cục gạch sau đó thả từ trên cao xuống. Con kiến sẽ rơi với tốc độ nhanh và bị đau đớn. Sau đó nó còn bị cục gạch đè bẹp nữa. Khả năng cao là tan nát.
- Con kiến rơi từ trên cao xuống nhưng không phải rơi vào mặt đất bằng phẳng mà rơi vào một chiếc máy ép nước hoa quả. Một con kiến đang trên đường tìm kiếm thức ăn. Nó đánh hơi được mùi thơm ngon từ chiếc máy ép nước sinh tố tỏa ra. Kiến bò tới và rớt vào bên trong. Kết quả là tan nát.
Ngoài 3 trường hợp trên mọi trường hợp kiến rơi từ trên cao xuống sẽ không thể xảy ra tình trạng tan nát được.
Vậy trường hợp không xác định được trạng thái của con kiến xảy ra khi nào
Đây là trường hợp được tạo nên bởi những nhà khoa học. Hoặc là những bạn quá khích, muốn tìm hiểu xem con kiến thả từ trên tầng 30 xuống có chết không. Mà bạn biết rồi đấy, TẦNG 30 thì chắc chắn có GIÓ RẤT MẠNH. Khi bạn ở trên tầng 30 mà thả kiến xuống, chúng có thể sẽ bị gió thổi bay bởi vì trọng lượng quá nhẹ. Hoặc là bị thổi ngược lên trên cao hơn, hoặc là bị thổi đi xa nơi mà bạn thả kiến xuống. Kết quả là bạn không thể xác định được trạng thái của con kiến khi rơi từ trên cao xuống.
Trường hợp đúng với thực tế: con kiến không bị gì cả
Thật vậy, trong thực tế đã chứng minh điều này rất rõ ràng. Dù con kiến nó có rơi từ độ cao hàng ngàn mét thì nó vẫn tiếp đất rất chậm vì nhiều lí do. Những lí do này bạn sẽ biết ngay khi đọc phần giải thích ở dưới.
Galileo Galilei đã từng có một câu nói về vấn đề này
“Cho những ai chưa biết, con ngựa té từ độ cao ba bốn khuỷu tay xuống mặt đất chân sẽ bị gãy. Nhưng con chó cũng từ độ cao ấy rơi xuống lại không việc gì. Và con mèo bị ném từ độ cao tám mươi khuỷu tay xuống vẫn hoàn toàn vô sự. Tương tự như thế, những con côn trùng thuộc bộ cánh thẳng rơi từ đỉnh ngọn tháp xuống, hoặc con kiến dù rơi từ Mặt Trăng cũng không bị sao cả“?
Tại sao các côn trùng nhỏ bé bị rơi từ nơi rất cao xuống hoàn toàn không việc gì, còn động vật lớn sẽ chết?
Trả lời cho thắc mắc tại sao kiến rơi từ trên cao xuống không chết
Khi một con kiến rơi từ trên cao xuống, có rất nhiều cách giải thích cho sự “bình an vô sự của chúng”. Trong bài này tôi sẽ lập luận theo 5 cách : độ khỏe của kiến, áp lực, phản lực, não kiến và lực cản của không khí. Đó là những nguyên nhân tôi có thể nghĩ ra được mà nó giúp cho kiến không chết.
Cách giải thích thứ nhất – áp lực từ trọng lượng
Đó là nhờ kích thước của con kiến cực kỳ nhỏ. Vì thế lực cản trong không khí khi kiến rơi từ trên cao xuống là khá lớn. Ngoài ra, động vật kích thước nhỏ khi va đập vào một vật cản thì hầu như ngay lập tức tất cả các phần chuyển động của vật ngừng ngay lại. Và vào đúng lúc va chạm, các phần của vật không đè ép lên nhau. Còn khi động vật lớn rơi, phần dưới cơ thể lúc va chạm sẽ ngưng ngay chuyển động, còn phần trên vẫn tiếp tục “rơi” gây ra 1 áp lực lớn lên phần dưới. Đó là “sốc”, nó sẽ làm thiệt mạng các động vật lớn. Nhưng kiến thì không.
Cách giải thích thứ hai – phản lực từ mặt đất
Vì trọng lượng của con kiến là khá nhỏ so với con người nên lực hút trái đất tác động lên chúng là không đáng kể. Do đó khi chạm đất, chúng sẽ không phải chịu một chút nào chấn động do phản lực
Hoặc ta có thể giải thích – chúng quả khỏe
Bởi vì con kiến có 6 chân, nên khi con kiến rơi từ trên cao xuống. Trọng lượng sẽ chia đều ra cho 6 chân, lực tác động vào thân kiến sẽ bị chia nhỏ đi khiến cho con kiến không bị mất thằng bằng. Những chiếc chân này đều không có xương, khi rơi xuống chúng sẽ dùng chân bám luôn vào mặt đất mà không sợ bị gãy chân. Do đó trong lực sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến con kiến.
Mặt khác, những chiếc chân của con kiến “cực kỳ khỏe”. Bằng chứng là kiến có thể nâng vật nặng gấp 70 lần trọng lượng cơ thể chúng. Nếu bạn có khả năng vác được 70 người nặng như bạn trên vai. Tôi tin bạn cũng sẽ có khả năng như con kiến: nhảy từ trên tầng 10 xuống mà vẫn bình an.
Một lý do khác – lý do thứ tư – máu dồn lên não
Bởi vì loài kiến là côn trùng không có xương sống, nó thuộc ngành chân khớp, có lớp vỏ bao bọc bằng chất kitin. Đối với cơ thể con người, các cơ quan bên trong cơ thể được các đốt xương giúp nâng đỡ. Nên khi một người rơi tự do, anh ta sẽ chết ngay khi chạm đất. Hộp sọ của con người có chứa não ( cơ quan chính để điều khiển các bô phận trên cơ thể), khi rơi tự do, máu sẽ hội tụ lên trên đầu, vào não. Điều này khiến cho khi tiếp đất, ta không thể giữ thăng bằng được và cái đầu sẽ đập mạnh xuống đất.
Còn ở con kiến, do bộ não của chúng khá nhỏ và chỉ có chức năng điều khiển 1 vài bộ phận. Vì thế khi kiến rơi từ trên cao xuống, máu sẽ không tụ lại 1 nơi như con người. Thế nên chúng mới tiếp đất cực kỳ an toàn.
Cách giải thích thứ năm – lực cản của không khí
Do môi trường trên trái đất chúng ta không phải là môi trường chân không. Xung quanh chúng ta được bao bọc một lớp không khí cực kỳ dày đặc. Lớp không khí này tuy đối với con người sẽ tạo thành một lực không đáng kể. Những đối với những con kiến bé nhỏ thì khác. Khi kiến rơi từ trên cao xuống, lực cản của không khí và gió sẽ tác động làm cho gia tốc rơi của kiến giảm dần, có khi còn bị bay ngược trở lên. Vì thì chúng tiếp đất vô cùng chậm chạp và an toàn.
Ngoài ra khắp cơ thể chúng còn có rất nhiều các sợi lông nhỏ li, chúng góp phần tạo lực cản không khí rất lớn cho kiến. Bạn hãy tưởng tượng người phi công nhảy dù nhờ rất nhiều vào lực cản không khí. Chiếc dù giúp họ khuếch tán lực cản của không khí lên họ nhờ đó họ tiếp đất an toàn. Kiến chính là những người phi công nhảy dù thực thụ.