Bệnh viêm não nhật bản – Các triệu chứng và cách phòng

Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh rất nguy hiểm có nguồn bệnh chính từ gia cầm, chủ yếu là lợn. Bệnh không truyền từ người này sang người khác. Ăn thịt lợn có chứa virus này cũng không làm ta bị bệnh. Vậy bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền như thế nào?

I. Bệnh viêm não nhật bản

1. Viêm não nhật bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính làm thương tổn hệ thống thần kinh trung ương, thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền qua vết đốt của muỗi. … Bệnh này có tên như vậy vì nó được phát hiện lần đầu ở Nhật cùng biểu hiện viêm não – viêm màng tủy não, nhiều người bị nhiễm bệnh tử vong cao, chủ yếu là trẻ em.

Đa số bệnh viêm não nhật bản thưởng gặp ở trẻ em 1 – 5 tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm não nhật bản cao nhất là trẻ từ 5 – 9 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ nhiễm nếu không tiêm phòng viêm não nhật bản.

Ngoài ra, virus viêm não nhật bản thuộc nhóm B của arbovirus nên người ta còn gọi nó với một tên gọi khác là Virus viêm não Nhật Bản B.

2. Muỗi Culex

con vật lây bệnh viêm não Nhật Bản
con vật lây bệnh viêm não Nhật Bản

Muỗi culex còn được gọi là muỗi đồng ruộng vì chúng thường sinh sống ở các vùng lúa nước, ruộng mạ. Chúng thường đẻ trứng vào các đồng ruộng, ao hồ, rãnh cấp thoát nước quanh nhà dân. Muỗi trưởng thành hút mật hoa, nhựa cây để sinh sống, tuy nhiên muỗi cái còn hút máu động vật. Đặc biệt là lợn, chim, động vật máu nóng.

Muỗi culex có khả năng lây truyền virus viêm não nhật bản

Muỗi Culex là một trong các loài muỗi ở Việt Nam rất phổ biến, gián tiếp gây ra bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em. Ở Việt Nam, muỗi culex hoạt động mạnh vào mùa hạ và vào buổi tối, xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Nguồn lây nhiễm bệnh viêm não nhật bản chính là lợn, vịt, gia súc, gia cầm, động vật có vú … trong đó ở lợn là nhiều nhất.

Muỗi culex ưa thích hút máu các loài máu nóng, trong đó có con người. Chỉ muỗi cái mới hút máu, do đó chỉ có muỗi cái mới có khả năng lây bệnh viêm não nhật bản. Virus viêm não nhật bản có khả năng nhân lên trong cơ thể muỗi Culex, nhưng không gây bệnh cho nó, nên có thể tồn tại trong muỗi nhiều ngày. Muỗi cũng có thể truyền virus viêm não nhật bản qua trứng, vì vậy ta cũng có thể coi muỗi là vật chủ truyền bệnh. Muỗi cái bị nhiễm virus này có thể truyền bệnh suốt đời và cả các thế hệ sau thông qua trứng

Thông thường từ chiều tối đến đêm, hoặc sáng sớm. Chúng bay từ đồng ruộng vào để hút máu gia súc và bị nhiễm virus. Sau đó muỗi tìm nơi trú ẩn, virus có thể nhân lên trong cơ thể muỗi vài ngày. Sau đó nếu muỗi đốt người thì sẽ truyền bệnh viêm não nhật bản.

Xem thêm cách làm bẫy bắt muỗi đơn giản tại nhà

Dịch viêm não nhật bản

Được phát hiện lần đầu ở Việt Nam vào năm 1952. Sau đó, bệnh viêm não nhật bản xảy ra khắp cả nước. Nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng, trung du miền Bắc. Các ổ dịch tập trung chủ yếu ở các vùng trồng lúa nước, bùng phát mạnh vào tháng 6, 7. Hàng năm có 2000 – 3000 người bị mắc dịch bệnh. Đến năm 1997, đã điều chế được vacxin viêm não nhật bản, số người mắc bệnh và người chết giảm đi đáng kể.

Ngoài Việt Nam và Nhật Bản, các nước Đông Nam Á như Hàn quốc, Trung Quốc, Ấn độ … cũng có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao.

 II. Triệu chứng viêm não nhật bản

Thời kỳ ủ bệnh là từ 1 ngày đến dài nhất là 15 ngày. Biểu hiện viêm não Nhật Bản chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1, khởi phát: Sau 1 – 6 ngày ủ bệnh. Xuất hiện các triệu chứng giống như “cảm cúm” như sốt đột ngột, sổ mũi, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi và nôn mửa.

Giai đoạn 2, toàn phát: Sốt cao 38°C- 40°C và kéo dài. Bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu viêm não nhật bản:

  • Có biểu hiện của viêm màng não như: đau đầu, cứng cơ, táo bón, buồn nôn.
  • Biểu hiện của rối loạn ý thức như: vật vã, li bì hoặc hôn mê.
  • Biểu hiện thương tổn thần kinh trung ương như: run rẩy, co giật các ngón tay, lưỡi, mí mắt hoặc cả người bị tê liệt.
  • Kèm theo triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Tỉ lế tử vọng lên tới 60% tùy theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn để kịp thời đưa đi bệnh viện. Hồi sức, cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, chống bội nhiễm vi khuẩn và trụy tim mạch

Giai đoạn 3, hồi phục: Nếu chống chịu được qua khỏi giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ có dấu diệu hồi phục, các triệu chứng viêm não Nhật bản sẽ dần dần biến mất. Một số trường hợp nặng vẫn có thể để lại di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề, bị liệt, hoặc mất ổn định về tình cảm, thay đổi nhân cách, trí tuệ chậm phát triển.

Trong giai đoạn điều trị viêm não Nhật bản, người bệnh cũng sẽ được được huấn luyện để phục hồi nhanh và chống lại các di chứng.

Cần làm gì để phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản

  • Virus viêm não Nhật Bản chỉ có thể  truyền qua người qua muỗi đốt. Vì thế để phòng ngừa thì ta phải tìm những cách diệt muỗi tốt nhất, có thể dùng đèn bắt muỗi hoặc trồng cây đuổi muỗi chẳng hạn.
  • Ở nông thôn, chăn nuôi lợn và nuôi chim tạo điều kiện cho virus có chỗ trú ẩn. Tuy nhiên, các đặc tính của virus này là không chịu được nhiệt độ cao, dưới ánh mặt trời hoặc trong chất tẩy rửa khử trùng. Vì vậy, các hộ gia đình cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xây dựng khu chăn nuôi cách xa nhà để đảm bảo sức khoẻ.
  • Giữ gìn nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Nhất là các nơi tối tăm, các bụi cây, các vũng nước mưa …vì đó là những nơi muỗi rất thích làm tổ và sinh sôi.
  • Cho trẻ em mặc quần áo dài tay và mắc màn khi ngủ. Cha mẹ có thể dùng thuốc bôi chống muỗi cho bé, có mùi hương dễ chịu cho trẻ mà vẫn mang đến hiệu quả đuổi muỗi.
  • Ngoài ra còn có tiêm phòng vacxin là biện pháp hữu hiệu và an toàn nhất. Nên cho trẻ đi tiêm vacxin khi trẻ đủ 1 tuổi.

III. Tiêm phòng viêm não nhật bản

Tiêm phòng viêm não nhật Bản
tiêm vacxin cho trẻ để phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Để phòng ngừa bệnh VNNB thì tiêm vacxin là biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất. Bạn có thể tiêm viêm não Nhật bản cho bé tại các bệnh viện lớn trực thuộc thành phố, tỉnh bạn sinh sống.

1. Vacxin viêm não nhật bản

Hiện nay có 3 loại vacxin tiêm phòng viêm não Nhật Bản được sử dụng trên thế giới, đó là vacxin bất hoạt được sản xuất từ các dòng kháng nguyên Nakayama-Yoken và / hoặc Beijing-1 ở não chuột. Vacxin này đang được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

2. Tiêm viêm não nhật bản bao nhiêu tiền?

Theo bảng giá các loại Vắc xin tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật tại phòng tư vấn – tiêm chủng ngày 01 tháng 6 năm 2015. Giá tiêm phòng viêm não Nhật Bản vacxin JEV-GCC- HÀN QUỐC là 125.000 Việt Nam đồng.

3. Tiêm phòng viêm não nhật bản có bị sốt không

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu con bạn bị sốt gần ngày tiêm phòng, bạn nên đưa trẻ đến phòng vacxin để được hướng dẫn thêm. Bởi vì khi tiêm phòng con khi sốt sẽ không đạt được hiệu quả miễn dịch mong muốn.

Một tỷ lệ phần trăm người tiêm phòng viêm não Nhật Bản có thể có các phản ứng phụ, cụ thể là:

Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ. Thường xảy ra ở 5-10% số người bị tiêm. Một số ít người có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi. Những tác dụng phụ này xuất hiện
Một vài giờ sau khi tiêm và thường tự khỏi trong vòng 1-2 ngày. Phản ứng phụ phổ biến ở mũi tiêm phòng lần 2 hoặc 3. Thay vì lần tiêm phòng thứ nhất.
Một tỉ lệ cực nhỏ ( khoảng 0,0001% ) có thể bị choáng (sốc) sau khi tiêm trong vài giờ.
Cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị khẩn cấp. Tác dụng phụ có thể bị hạn chế nếu bạn nhận được đúng liều, tiêm và khám.

4. Lịch tiêm viêm não nhật bản

Tiêm vacxin là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho em bé. Bé 16 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng viêm não Nhật Bản nào thì gia đình cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm vì hiện vẫn là thời điểm trẻ dễ mắc phải căn bệnh này. Lịch tiêm viêm não Nhật Bản cho trẻ ở Việt Nam hiện nay là:

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản mũi 1 vào lúc 12 – 16 tháng. Mũi 2 cách mũi 1 một tuần. Mũi 3 tiêm sau muỗi 2 một năm. Nếu bạn đã tiêm mũi 1, mũi 2 mà 1 năm sau bạn quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản cho bé thì vẫn có thể tiếp tục chích mũi 3 được, không cần phải tiêm lại từ đầu. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại cho bé một lần đến khi 15 tuổi

Trước khi tiêm phòng cho bé, cần xem xét sức khỏe của trẻ có tốt không. Nếu không thì nên hoãn lại đợi đến khi khỏe mạnh rồi hãy tiêm. Cho trẻ nghỉ ngơi sau khi tiêm trong vòng 30 phút.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ cách lây nhiễm căn bệnh viêm não Nhật Bản này. Nhớ đưa em bé của bạn tiêm phòng viêm não Nhật Bản khi đến thời hạn nhé!! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *