Hướng dẫn cách làm đèn bắt muỗi bằng lưới điện đơn giản

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm đèn bắt muỗi cho riêng bạn bằng cách sử dụng các đồ dùng cũ, hoặc tái chế các món đồ đã qua sử dụng. Bạn nên biết rằng, có vô số cách để tạo ra một chiếc đèn bát muỗi. Điều quan trọng là loại đèn bắt muỗi bạn muốn tạo ra có kích cỡ ra sao, và dùng ở nơi như thế nào. Ngoài ra, kiểu dáng thiết kế cũng đóng góp 1 phần rất lớn vào sự hiệu quả của đèn bắt muỗi

Cảnh báo: Tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn bị điện giật hoặc bị thương khi tự làm đèn bắt muỗi theo hướng dẫn của tôi mà không cẩn thận. Bạn nên biết rằng làm việc với các đồ dùng điện rất nguy hiểm!!!

I. Cách làm đèn bắt muỗi – Cách thứ nhất, kiểu dáng tương tự đèn bắt muỗi đại sinh ds-d6

hình ảnh đèn bắt muỗi sau khi hoàn thành

Bước 1: chuẩn bị công cụ và vật liệu

Bộ công cụ tôi sử dụng, là bộ công cụ rất phổ biến hầu như ai cũng có. Các công cụ cơ bản như máy cắt, khoan, kiềm hay tuốc nơ vít là không thể thiếu, chúng giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tự sửa các đồ dùng trong nhà đơn giản. Các công cụ của bạn có thể khác với tôi, bạn có thể thay chung bằng các vật có công dụng tương tự đều được. Dưới đây là những gì mà bạn sẽ sử dụng để tạo ra chiếc đèn bắt muỗi này:

  • Mạch điện từ vợt muỗi – vợt bắt muỗi cũ ( bỏ pin và ống ). Mạch điện trong đó phải còn sống.
  • Bình ắc qui 6V mới.
  • 2 chiếc bình hoa nhà máy.
  • 6 thanh gỗ dài
  • 1 miếng lưới lớn bằng kim loại có thể dẫn điện
  • Ván ép
  • Thiết kế của tôi dùng đèn ánh sáng tím

chuẩn bị dụng cụ để làm đèn bắt muỗi

Bước 2: Cách làm 2 đầu của đèn bắt muỗi

Trong thiết kế của tôi, tôi quyết định tạo một chiếc đèn bắt muỗi tiện lợi có thể cầm nắm, di chuyển. Do tôi có sẵn khá nhiều phần đồ điện không cần sử dụng như vợt muỗi, vài cái bóng đèn dư thừa.

Thêm vào đó, tôi sử dụng một biến áp nhỏ để điều chỉnh điện năng đi ra. Dòng điện này đủ để diệt muỗi, côn trùng nhưng không nguy hiểm cho người sử dụng. Cho dù bạn có “lỡ tay” chạm nhẹ vào tấm lưới cũng không hại đến tình mạng.

Đèn này có thiết kế lưới tròn xung quanh, khá giống với đèn bắt muỗi đại sinh DS-D6. Khi thiết kế vòng lưới tròn như vậy sẽ tốn ít lưới kim loại hơn. Kiểu này cũng sẽ an toàn hơn thiết kế phẳng, vuông.

Để tạo ra 2 điểm đầu và đuôi vững chắc cho đèn. Tôi đã dùng 2 miếng gỗ, cắt và gắn chặt vào 2 đầu nhựa, đường kính được đo kĩ càng để gắn vừa khít. Khi 2 đầu đã vững chắc thì bạn sẽ có thể gắn tấm lưới và các thanh gỗ dễ dàng. Bạn thực hiện các bước sau:

  • Dùng thước đo, đo đường kính bình nhựa chậu hoa.
  • Cắt miếng ván ép thành 2 phần bằng nhau.
  • Khoan 2 miếng ván ép thành 2 hình tròn có đường kính như bình hoa đã đo sao cho nhét vào không bị lỏng.
  • Nên chà nhám làm mịn lại các cạnh thô của 2 miếng ván tròn.
  • Nhét 2 miếng ván vào 2 tấm nhựa sao cho bằng phẳng vào vừa khít nhưng vẫn có khe hở để đưa lưới vào.
  • Dùng ốc vít để cố định 2 miếng ván vào 2 đầu nhựa ( 6 ốc vít mỗi tấm).

cách làm 2 đầu đèn bắt muỗi

Bước 3: khoan lỗ tâm cho miếng ép

6 thanh gỗ dài sẽ có 2 công dụng: Chúng hoạt động như vật cách điễn giữa 2 tấm lưới, ngoài ra chúng còn là các cột trụ hỗ trợ cho cấu trúc của đèn đứng vững chắc. Các thanh gỗ được cắm đều thông qua 6 lỗ khoan trên miếng ép xung quanh chu vi đèn. Bước này bạn làm các việc sau:

  • Nối các thanh gỗ với thah đối diện để đánh dấu tâm của đèn
  • Lồng thử 2 tấm lưới vào khung gỗ: 1 tấm ở ngoài, 1 tấm ở trong các thanh chống.
  • tạo một lỗ ngay tâm miếng ván ( như hình) có chu vi bằng với chu vi đèn.
  • Phun sơn lại mặt miếng ván ép bằng màu đen ( cho dễ bắt ánh sáng).

cách khoan lỗ 2 đầu đèn bắt muỗi

Bước 4: Đưa đèn phát ánh sáng tím và các phụ kiện điện của nó vào giữa

Sau khi lắp 2 tấm lưới kim loại, cột gỗ và khoan tâm miếng ván ép, các bộ phận của đèn tím được gắn vào bề mặt 2 đầu, các bước như hình chụp.

Đèn phát ánh sáng tím rất thích hợp dùng trong đèn bắt muỗi của tôi vì nó thu hút hầu hết mọi loại côn trùng gây hại. Loại đèn ánh sáng tím cũng được sử dụng rất nhiều trong các đèn bắt muỗi giá rẻ trên thị trường hiện nay.

cách gắn các phụ kiện đèn vào 2 đầu

Bước 5: Nối dây điện vào các tấm lưới kim loại

Dùng hàn nối dây điện vào phần trên của tấm lưới. 1 dây nối vào tấm lưới trong, 1 dây vào lưới ngoài

nối dây điện vào lưới kim loại

Bước 6: Thêm bộ phận xách tay cho đèn

Bạn có thể lấy bất cứ vật gì thích hợp để làm tay cầm. Trong hình là tôi đã lấy từ tay cầm của 1 chiếc đèn cũ gắn qua để làm tay cầm cho đèn bắt muỗi của mình.

Tạo các lỗ trên đầu nhựa để lắp công tắc, tay cầm và dây nguồn.

làm bộ phận xách tay và tạo nút công tắc

 

Bước 7: Thêm các linh kiện điện

Bạn có thể sắp xếp theo cách của tôi hoặc tự sắp xếp. Đặt các linh kiện lên trên miếng gỗ sao cho gọn, để có thể đậy nắp nhựa lên vừa. Trong bước này, bạn làm các việc sau:

  • Đo và cắt lỗ vừa với cục pin ác quy, sau đó dán nó vào.
  • Xếp thật gọn và dán mạch điện và các bộ phận khác vào phần trên của miếng ván ép.

cách đưa các linh kiện vào bộ khung đèn

Bước 8: Dán mọi thứ vào mặt trên của ván ép

Các bộ phận linh kiện được nối dây với nhau và dán vào ván gỗ. Nối các tụ điện lại với nhau bằng dây điện

nối dây điện và dán gọn các linh kiện

Bước 9: Hoàn thành sản phẩm

Sau khi làm xong các bước trên, bạn chỉ việc đậy nắp vào, vặn ốc chặt rồi cho chạy thử. Nếu khi cắm điện vào bật lên thấy đèn sáng, bạn dùng vật thử điện xem lưới có điện chưa. Nếu có thì xin chúc mừng, bạn đã sở hữu một chiếc đèn bắt muỗi tự chế. Đèn sau khi làm ra trông khá giống đèn bắt muỗi Đại sinh DS-D6, cũng bởi tôi thích kiểu dáng của nó nên mô phỏng theo.

hoàn thành đèn bắt muỗi và chạy thử

Tôi hy vọng bài này dễ hiểu đối với các bạn. Bài viết này, tối không liệt kê chi tiết lắm về cách nối các mạch điện, vì như thế sẽ rất dài dòng. Nếu bạn có chút ít kiến thức về điện thì sẽ làm theo rất dễ. Tuy nhiên, ở 2 cách sau, đều có video cho các bạn làm theo một cách tốt hơn, nếu bạn cảm thấy cách này không phù hợp. Mọi ý kiến đóng góp, bạn có thể để lại bên dưới phần bình luận nhé.

II. Cách làm đèn bắt muỗi – cách thứ hai

Các bạn tham khảo video ở dưới, đây là video chỉ cách làm đèn bắt muỗi của bạn Mẹo vặt 789. Cơ chế hoạt động thì khá giống cách đầu của tôi nhưng nhìn có vẻ đơn giản hơn. Nếu bạn nào thích cách này thì có thể làm theo nhé. Sản phầm sau khi hoàn thành có hình dáng như này

hình ảnh đèn bắt muỗi cách 2

Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Một chiếc bình đựng, loại 5 lít và 2 nắp nhựa
  • Mạch điện trong vợt bắt muỗi
  • 1 Nút công tắc
  • 1 cục nguồn 5V – 1A
  • 1 chùm đèn led loại 5V
  • 1 Thanh ống nhựa PVC
  • 1 chiếc mọc quần áo
  • 1 miếng nhôm tản nhiệt
  • 1 đoạn dây đồng
  • Dây điện nối
  • 3 miếng nhựa mica dài, 1 miếng hình tam giác nhỏ

Cách làm

Đoạn video ngắn trên đã mô tả rất chi tiết cách làm đèn bắt muỗi rồi. Nếu bạn có chút đồ nghề điện thì hoàn toàn có thể làm theo được. Đèn hoạt động dựa trên nguyên lí: ánh sáng phát ra thu hút muỗi vào ban đêm. Khi muỗi đến gần, chạm vào lưới điện thì bị tiêu diệt. Đó là nguyên lí chung của các loại đèn bắt muỗi dùng lưới điện. Nếu trong quá trình tự làm, bạn có gì thắc mắc thì cứ bình luận phía dưới!! Tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

III. Cách làm đèn bắt muỗi – cách thứ 3, dùng hộp kín và đặt đèn bên trong

Các nguyên vật liệu và công cụ bạn cần chuẩn bị trong cách này tương tự như 2 cách trên. Bao gồm các vật dụng chính như: mạch vợt muỗi, dây kim loại, khoan, thước đo, cưa … Nếu bạn đã thử qua 2 cách trên thì cách này bạn chỉ cần quan sát video dưới đây là có thể làm theo được:

Do 3 cách này nguyên lí hoạt động đều tương tự như nhau. Đó là dùng mạch điện vợt bắt muỗi, để nối với lưới kim loại, sau đó dùng đèn thu hút muỗi bay vào lưới và bị chết. Nếu bạn am hiểu về điện và thích tìm tòi, sáng chế. Bạn có thể tham khảo 3 cách trên và tự tạo nên cách làm đèn bắt muỗi cho riêng bạn.

Tham khảo cách sử dụng đèn bắt muỗi cơ bản

  • Đặt đèn cao cách mặt đất 1,5 – 2m, như thế ánh sáng mới phát ra rộng và xa, thu hút muỗi tốt
  • Đặt tránh xa tầm tay trẻ em. Do đây là đèn tự chế nên có an toàn hay không là do bạn, nếu bạn thiết kế lưới điện dễ chạm vào thì nên đặt cao, nơi mà em bé không với tới được.
  • Khi bật đèn bắt muỗi này thì nên tắt các đèn khác.
  • Chỉ nên sử dụng vào ban đêm. Sử dụng vào ban ngày sẽ không đạt hiệu quả.

Nếu bạn cảm thấy các cách làm này vẫn quá rắc rối đối với bạn hoặc bạn không rành về điện. Bạn có thể tham khảo bài cách làm bẫy bắt muỗi đơn giản này. Chúc bạn diệt sạch muỗi và côn trùng gây hại với đèn diệt muỗi của mình!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *